Sau những ngày tháng học mệt mài, các học viên đã đến lúc kết thúc khoá học lái xe ô tô để chuẩn bị bước vào kỳ thi lấy chứng chỉ nghề và bằ...
Sau những ngày tháng học mệt mài, các học viên đã đến lúc kết thúc khoá học lái xe ô tô để chuẩn bị bước vào kỳ thi lấy chứng chỉ nghề và bằng lái xe ô tô. Học viên phải trải qua hai kỳ thi:
- Thi chứng chỉ nghề (Thi tốt nghiệp): Hình thức thi này do Trung Tâm tự tổ chức thi và chấm. Xe thi của Trung Tâm, giám khảo là giáo viên của Trung Tâm . Có hai môn thi là lý thuyết và thực hành lái xe trong sa hình.
– Thi sát hạch cấp bằng: Hình thức thi này do Sở Giao thông công chính tổ chức thi và chấm. Xe thi là của trung tâm Đào tạo lái xe Sở LĐTBXH, có gắn chíp. Giám khảo là người của Sở. Có ba môn thi là lý thuyết, thực hành học lái xe ô tô trong sa hình và lái xe ô tô trên đường trường.
Môn thi được coi là khó nhất và có nhiều người trượt nhất là thực hành lái xe trong sa hình. Trước đây, khi thi môn này giám khảo ngồi bên cạnh chấm điểm nên có thể không thấy hết lỗi hoặc châm chước cho hoặc có khi còn nhắc giúp cho nên làm thế nào, nhưng giờ thì xe có gắn chíp, người thi ngồi một mình trên xe, mọi lỗi đều được chíp ghi nhận vào báo ngay cho học viên và báo về trung tâm nên người học phải tự dựa vào sức mình.
THI LÝ THUYẾT
Thi lý thuyết tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, sử dụng máy tính. Có tất cả 450 câu hỏi và đáp án. Do vậy ai thuộc cả 450 câu này thì coi như chắc ăn.
Khi vào thi, sau khi người thi điền vào hạng (B1, B2, C, …), khoá học và số báo danh, máy tính sẽ lần lượt hiện 30 câu hỏi (rút trong bộ đề 450 câu). Mỗi câu hỏi sẽ có 2, 3 hoặc 4 phương án trả lời. Nếu thấy phương án nào đúng thì bạn dùng bàn phím nhập con số tương ứng với phương án đó, tức là đánh 1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4. Sau đó dùng phím mũi tên xuống để chuyển sang câu tiếp theo. Cứ thế cho đến hết 30 câu trong khoảng thời gian thi là 20 phút.
Trong quá trình hoặc sau khi trả lời xong cả 30 câu, bạn lại có thể chuyển trở lại kiểm tra những câu đã trả lời.
Trong 30 câu thường có 15 câu lý thuyết chung, 9 câu hỏi về ý nghĩa các loại biển báo và 6 câu về giải sa hình.
Trong các câu hỏi về biển báo, thường người ta cho ba biển và hỏi ý nghĩa của một trong các biển đó. Chỗ này có thể có “bẫy”. Ví dụ câu hỏi có dạng “Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?”, bên dưới có ba hình vẽ và chú thích từ Hình 1 đến Hình 3. Sau đó là các phương án trả lời: 1. Hình 1. 2. Hình 2. 3. Hình 3. Nếu bạn thấy biển ở hình 2 là đúng thì chọn phương án trả lời là số 2. Nhưng rất có thể các phương án trả lời lại sắp xếp thế này: 1. Hình 1. 2. Hình 3. 3. Hình 2. Như vậy, cũng hình 2 là đúng nhưng phương án trả lời lại là số … 3! Không đọc kỹ các câu trả lời mà ấn luôn số 2 là mất điểm đó.
Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
– Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hoả có ưu tiên cao hơn xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
– Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
– Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
– Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái.
– Thi sát hạch cấp bằng: Hình thức thi này do Sở Giao thông công chính tổ chức thi và chấm. Xe thi là của trung tâm Đào tạo lái xe Sở LĐTBXH, có gắn chíp. Giám khảo là người của Sở. Có ba môn thi là lý thuyết, thực hành học lái xe ô tô trong sa hình và lái xe ô tô trên đường trường.
Môn thi được coi là khó nhất và có nhiều người trượt nhất là thực hành lái xe trong sa hình. Trước đây, khi thi môn này giám khảo ngồi bên cạnh chấm điểm nên có thể không thấy hết lỗi hoặc châm chước cho hoặc có khi còn nhắc giúp cho nên làm thế nào, nhưng giờ thì xe có gắn chíp, người thi ngồi một mình trên xe, mọi lỗi đều được chíp ghi nhận vào báo ngay cho học viên và báo về trung tâm nên người học phải tự dựa vào sức mình.
THI LÝ THUYẾT
Thi lý thuyết tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, sử dụng máy tính. Có tất cả 450 câu hỏi và đáp án. Do vậy ai thuộc cả 450 câu này thì coi như chắc ăn.
Khi vào thi, sau khi người thi điền vào hạng (B1, B2, C, …), khoá học và số báo danh, máy tính sẽ lần lượt hiện 30 câu hỏi (rút trong bộ đề 450 câu). Mỗi câu hỏi sẽ có 2, 3 hoặc 4 phương án trả lời. Nếu thấy phương án nào đúng thì bạn dùng bàn phím nhập con số tương ứng với phương án đó, tức là đánh 1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4. Sau đó dùng phím mũi tên xuống để chuyển sang câu tiếp theo. Cứ thế cho đến hết 30 câu trong khoảng thời gian thi là 20 phút.
Trong quá trình hoặc sau khi trả lời xong cả 30 câu, bạn lại có thể chuyển trở lại kiểm tra những câu đã trả lời.
Trong 30 câu thường có 15 câu lý thuyết chung, 9 câu hỏi về ý nghĩa các loại biển báo và 6 câu về giải sa hình.
Trong các câu hỏi về biển báo, thường người ta cho ba biển và hỏi ý nghĩa của một trong các biển đó. Chỗ này có thể có “bẫy”. Ví dụ câu hỏi có dạng “Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?”, bên dưới có ba hình vẽ và chú thích từ Hình 1 đến Hình 3. Sau đó là các phương án trả lời: 1. Hình 1. 2. Hình 2. 3. Hình 3. Nếu bạn thấy biển ở hình 2 là đúng thì chọn phương án trả lời là số 2. Nhưng rất có thể các phương án trả lời lại sắp xếp thế này: 1. Hình 1. 2. Hình 3. 3. Hình 2. Như vậy, cũng hình 2 là đúng nhưng phương án trả lời lại là số … 3! Không đọc kỹ các câu trả lời mà ấn luôn số 2 là mất điểm đó.
Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
– Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hoả có ưu tiên cao hơn xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
– Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
– Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
– Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái.
Lý thuyết bạn phải đạt 26/30 điểm với B2 và 28/30 điểm với các hạng còn lại.
THI THỰC HÀNH:
1. Xuất phát.
2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên ( thường gọi là đề-pa lên dốc ).
4. Đi xe qua hàng đinh.
5. Đi xe qua đường vuông góc ( chữ Z ).
6. Đi xe qua đường vòng quanh co ( chữ S ).
7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng).
8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt.
9. Tăng tốc, tăng số.
2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên ( thường gọi là đề-pa lên dốc ).
4. Đi xe qua hàng đinh.
5. Đi xe qua đường vuông góc ( chữ Z ).
6. Đi xe qua đường vòng quanh co ( chữ S ).
7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng).
8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt.
9. Tăng tốc, tăng số.
10. Kết thúc.
Ngoài ra còn có những bài thi phụ là Dừng xe nguy hiểm và Cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
Bí quyết lớn nhất của thi lái xe trong sa hình là đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, vào chuồng), có thời gian căn chỉnh bánh phải đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt.
Các xe tập lái và thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn. Nếu đỡ côn rồi mà xe có chỗ vẫn còn nhanh thì rà phanh, tức là đạp phanh khoảng một nửa cho xe đi chậm hơn. Đỡ được côn và rà được phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình, và chân côn là cái quan trọng nhất để giúp bạn qua môn sa hình.
Ngoài ra còn có những bài thi phụ là Dừng xe nguy hiểm và Cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
Bí quyết lớn nhất của thi lái xe trong sa hình là đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, vào chuồng), có thời gian căn chỉnh bánh phải đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt.
Các xe tập lái và thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn. Nếu đỡ côn rồi mà xe có chỗ vẫn còn nhanh thì rà phanh, tức là đạp phanh khoảng một nửa cho xe đi chậm hơn. Đỡ được côn và rà được phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình, và chân côn là cái quan trọng nhất để giúp bạn qua môn sa hình.
Điểm thi thực hành sa hình phải đạt 80/100 mới qua được, bạn đỗ hay trượt thì xe thiết bị cũng báo cho bạn ngay luôn trên xe.
THI ĐƯỜNG TRƯỜNG
Là phần thi cuối cùng của thi sát hạch, đã qua được hai phân trên thì kể như đã nắm chắc trong tay phần đỗ. Tuy nhiên cũng có người trượt cả phần này, nhưng chắc là thuộc hàng hiếm. Giám khảo của Sở GTVT ngồi cạnh sẽ yêu cầu bạn các thao tác cơ bản của lái xe trên đoạn đường chừng vài trăm mét. Nói chung, đến phần này gần như là phần làm thủ tục với bên Giám khảo, nên cũng sẽ có một số phát sinh nho nhỏ nhưng dễ chiu, chủ yếu sao để có được tấm bằng, nên học viên vẫn thường vui vẻ.
Tóm lại: yếu tố quan trọng nhất vẫn là yếu tố tâm lý, những người một đời trải qua rất nhiều kỳ thi rồi nhưng kỳ thi sát hạch lái xe vẫn run, thi xong rồi ai cũng thấy nhẹ nhàng, và một câu muôn thuở “dễ ấy mà” trên khuôn mặt rạng rỡ của những người sẵn sàng cho việc lái xe.
Chúc các bạn thi tốt !