.

.

450 câu hỏi lý thuyết lái xe ô tô (P2)

thibanglaixemoto.com

450 câu hỏi lý thuyết thi sát hạch lái xe ô tô (phần 2) câu 31 – 60 31/ Những hành vi nào sau đây bị cấm? 1-    Bấm còi, rú ga liên tục, bấm...

Thibanglaixemoto.com

Rated 4.3/5 based on 9 votes
http://www.thibanglaixemoto.com/

450 câu hỏi lý thuyết thi sát hạch lái xe ô tô (phần 2) câu 31 – 60

31/ Những hành vi nào sau đây bị cấm?
1-    Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ.
2-    Bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị và khu dân cư, trừ các xe ưu tiện khi đang làm nhiêm vụ.


32/ Các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

1-    Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới.
2-    Sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
33/ Trong hoạt động vận tải đường bộ, các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
1-    Vận chuyển hàng cấm lưu thông.
2-    Vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

34/ Trong hoạt động vận tải khách, nhưng hành vi nào ghi ở dưới đây bị cấm?
1-    Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn.
2-    Chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vị khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

35/ Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điểu kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?
1-    Không bị nghiêm cấm.
2-    Nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp cụ thể.
3-    Bị nghiêm cấm.

36/ Khi xảy ra tai nạn giao thông, nhưng hành vi nào ghi ở duới đây bị nghiêm cấm?
1-    Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị tai nạn giao thông; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người gây tai nạn giao thông.
2-    Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe doạ, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

37/ Những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?
1-    Sử dụng hè phố để đi bộ.
2-    Sử dụng lòng đường, lề đường trái phép.
3-    Sử dụng hè phố trái phép.

38/ Việc sản xuất, mua bán, sử dụng biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào trong luật giao thông đường bộ?
1-    Nghiêm cấm sản xuất, được phép sử dụng.
2-    Nghiêm cấm mua bán, cho phép sử dụng.
3-    Nghiêm cấm sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép.

39/ Người lái xe không được vượt xe khác khi gặp trường hợp nào ghi ở dưới đây?
1-    Trên cầu hẹp có một làn xe; nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
2-    Điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; xe ưu tiện đang phát tín hiệu ưu tiện làm nhiêm vụ.

40/ Ở nhưng nơi nào không được quay đầu xe?
1-    ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
2-    Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức.
3-    Trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

41/ Ở nhưng nơi nào không được lùi xe?
1-    Ở khu vực cho phép đỗ xe.
2-    Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
3-    Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

42/ Người điều khiển phương tiện giao thông trên đường phố có được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước hay không?
1-    Được dừng xe, đỗ xe trong trường hợp cần thiết.
2-    Không được dừng xe, đỗ xe.
3-    Được dừng xe, đỗ xe.
4-    Được dừng xe.

43/ Khi điều khiển xe trên đường cao tốc, nhưng việc nào không cho phép?
1-    Cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; quay đầu xe, lùi xe; cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
2-    Cho xe chạy quá tốc độ tối thiểu và dưới tốc độ tối đa ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
3-    Dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

44/ Khi xe kéo xe và xe kéo rơ moóc, nhưng hành vi nào không được phép?
1-    Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác.
2-    Chở người trên xe được kéo; kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô.
3-    Chở hàng trên rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc.

45/ Người điều khiển xe môtô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác khi tham gia giao thông không?
1-    Được phép.
2-    Tuỳ trường hợp.
3-    Không được phép.

46/Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện nhưng hành vi nào dưới đây?
1-    Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.
2-    Sử dụng ô; bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
3-    Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; các hành vi khác gãy mất trật tự an toàn giao thông.

47/ Người ngồi trên xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
1-    Được mang, vác tuỳ trường hợp cụ thể.
2-    Không được mang, vác.
3-    Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.

48/ Khi điều khiển xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy, nhưng hành vi nào không được phép?
1 – Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; chạy quá tốc độ quy định.
2-    Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác và chở vật cồng kềnh; để chân chống quẹt xuống đất và các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
3-    Chạy đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ.

49/ Việc họp chợ, tụ tập đông người trái phép, thả rông súc vật trên đường bộ có được phép hay không?
1-    Không được phép.
2-    Được phép.
3-    Được phép trong một số trường hợp cụ thể.

50/ Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
1-    Là trách nhiệm của ngành Giao thông vận tải và ngành Công an.
2-    Là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3-    Là trách nhiệm của cảnh sát giao thòng.

51/ Người tham gia giao thông phải chấp hành quy tắc nào dưới dây?
1-    Phải đi bên trái của đường đi, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành biển báo hiệu đường bộ; xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe phải thắt dây an toàn.
2-    Phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ôtô phải thắt dây an toàn.

52/ Tại nơi đường giao nhau, khi đèn điều khiển giao thông có tín hiệu vàng, người điều khiển phương tiện phải thực hiện như thế nào?
1-    Phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
2-    Phải cho xe nhanh chóng vượt qua vạch dừng để đi qua đường giao nhau và chú ý đảm bảo an toàn; khi đèn tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát người đi bộ để bảo đảm an toàn.
3-    Cả hai ý nêu trên.

53/ Biển báo hiệu đường bộ gồm nhưng nhóm nào, ý nghĩa của từng nhóm?
1-    Nhóm biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; nhóm biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; nhóm biển hiệu lệnh để báo hiệu các hiệu lệnh phải thi hành.
2-    Nhóm biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; nhóm biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

54/ Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng hai tay hoặc một tay giang gang để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1 – Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ỏ’ phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi.
2-    Người tham gia giao thòng ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông được đi thẳng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải.

55/ Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh tay giơ thẳng đứng để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?
1 – Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi.
2-    Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
3-    Tất cả các trường hợp trên.

56/ Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng tay phải giơ về phía trước để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?
1-    Người tham gia giao thông ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ trái; người ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái; người đi bộ qua đường phải dừng lại sau lưng người điều khiển giao thông.
2-    Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người ở phía bẻn trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

57/ Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
1-    Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
2-    Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
3-    Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.

58/ Tại nơi có biển hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh
của báo hiệu nào?
1-    Biển báo hiệu cố định.
2-    Báo hiệu tạm thời.

59/ Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào?
1 – Cho xe đi trên bất kỳ làn đường nào; khi cần thiết phải chuyển làn đường, người lái xe phải có đèn tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2-    Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở nhưng nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
3-    Phải cho xe đi trong một làn đường, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước, chú ý quan sát để bảo đảm an toàn.

60/ Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ và xe cơ giới phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1-    Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.
2-    Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3-    Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.

thibanglaixemoto.com

Chia sẻ cho bạn bè

thibanglaixemoto

Bình luận